4 loại lãng phí khi kinh doanh quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa

4 loại lãng phí khi kinh doanh quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa

Trong kinh doanh, mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa là làm thế nào để gia tăng được lợi nhuận. Rất nhiều người gặp phải trường hợp dù bán hàng ổn định, vẫn kiếm được doanh thu nhưng khi tổng kết lại thì lợi nhuận lại không được bao nhiêu, thậm chí là “dậm chân tại chỗ”. Vậy tại sao lại như vậy?

Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó có thể là do bạn đang gặp phải lãng phí trong kinh doanh. Vậy nên, để các nhà kinh doanh có thể tối ưu và gia tăng lợi nhuận thì bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những khoản chi phí bỏ ra không mang lại hiệu quả đồng thời cung cấp những giải pháp để xóa bỏ đi sự lãng phí này.

Xem thêm Xóa bỏ lãng phí nhờ phần mềm bán hàng

Một số loại lãng phí khi quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa

Lãng phí khi kinh doanh quản lý bán hàng siêu thị

1. Thất thoát hàng hóa

Việc thất thoát hàng hóa là điều dễ dàng xảy ra nếu các nhà kinh doanh không có giải pháp quản lý hiệu quả, đúng đắn. Bởi đặc thù của ngành bán hàng siêu thị, tạp hóa là có số lượng các sản phẩm rất lớn. Nếu chỉ cần lơ là không quản lý, theo dõi kho chặt chẽ thì rất có thể hàng hóa bị sắp xếp lung tung làm thất lạc, bị nhân viên trục lợi tuồn hàng ra ngoài,.. Sự lãng phí hàng hóa này để lâu để dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Để có thể giải quyết được vấn đề này, bạn cần phải tiến hành kiểm kho thường xuyên cũng như yêu cầu nhân viên sắp xếp hàng hóa khoa học, dễ tìm đồng thời ghi rõ ràng, chi tiết số lượng và quá trình nhập – xuất hàng hóa. Ngoài ra, còn có giải pháp tối ưu mà đem lại hiệu quả cao hơn là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Với phần mềm bán hàng, chức năng quản lý hàng hóa sẽ phân loại và sắp xếp các sản phẩm theo từng nhóm hàng như loại, thương hiệu, giá cả,.. Điều giúp giúp bạn và nhân viên có thể dễ dàng tra cứu và theo dõi số lượng hàng hóa ngay cả trên ở phần mềm mà không cần phải mất thời gian tiến hành kiểm kho phức tạp.

2. Không có kế hoạch nhập hàng hợp lý

Trong kinh doanh, nếu bạn nhập hàng hóa tràn lan, số lượng lớn mà không có kế hoạch cụ thể thì việc lãng phí là điều sẽ xảy ra. Bởi nếu không nắm rõ được những nhu cầu mà khách hàng cần mà chỉ chăm chăm nhập những hàng hóa mà bạn thích thì sẽ rất khó để tiêu thụ. Điều này sẽ gây ra mất cân bằng kho cũng như gây ứ đọng tiền vốn. Chưa kể đặc thù của ngành bán hàng siêu thị, tạp hóa là nơi có nhiều đồ thực phẩm có hạn sử dụng. Nếu số lượng hàng tồn nhiều mà không có giải pháp xả hàng, đẩy hàng thì sẽ rất lãng phí.

Vậy nên tốt nhất là bạn nên nghiên cứu thị trường, biết được khách hàng muốn gì để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nếu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thì chức năng báo cáo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các mặt hàng bán chạy, các mặt hàng đem lại doan thu cao, các mặt hàng vượt quá số liệu cho phép gây tồn kho,.. Thông qua đó bạn sẽ biết được những sản phầm nào khách cần để có chiến lược nhập hàng hợp lý. Tránh trường hợp hàng khách muốn mua thì không có, hàng có khách lại không cần.

3. Bảo quản hàng hóa chưa tốt

Bởi vì ngành bán hàng siêu thị, tạp hóa sẽ có nhiều sản phẩm có các đặc tính riêng cần phải bảo quản cẩn thận. Như đồ đông lạnh, đồ khô, các mặt hàng hạn sử dụng ngắn,.. thì sẽ có các cách bảo quản khác nhau. Nếu không nắm rõ các cách bảo quản này sẽ khiến thực phẩm nhanh bị hỏng hơn dự kiến, không bán được hàng và gây lãng phí doanh thu lớn.

Lãng phí khi kinh doanh quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa

4. Lãng phí tiền bạc vào những khoản không hợp lý

Rất nhiều chủ cửa hàng rơi vào tình trạng chi tiêu không hợp lý, bỏ số tiền lớn để đầu tư vào những thứ thừa thãi hoặc không hiệu quả. Ví dụ như một số trường hợp mà nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, siêu thị gặp phải như:

4.1. Đầu tư vào nhiều đồ vật, thiết bị không cần thiết

Đây là tình trạng chung của nhiều chủ cửa hàng siêu thị, tạp hóa khi họ bỏ ra số tiền lớn để mua những đồ vật, thiết thừa thãi, không cần thiết. Ví dụ đặt mua quá nhiều các kệ hàng, tủ đông lạnh,.. mà không có sự tính toán hợp lý khiến dẫn đến tình trạng bị dư thừa, không cần sử dụng.

Hoặc như việc đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ mà không có sự tìm hiểu kỹ. Ví dụ như khi mua phần mềm bán hàng, họ thấy bạn bè xung quanh sử dụng phần mềm quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa này hiệu quả nên cũng mua theo mà không biết có phù hợp với mình hay không. Để rồi nếu không tối ưu lại phải mất nhiều lần mua khác. Hoặc như đầu tư vào nhiều phần mềm chỉ có một tính năng như quản lý kho hàng, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa,.. Như vậy sẽ gây ra sự lãng phí lớn khi mà bạn có thể mua một sản phẩm bao gồm đầy đủ các tính năng này.

4.2. Không có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Lãng phí khi kinh doanh quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa

Việc việc chi tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng “vung tay quá trán”, gây ra sự lãng phí lớn. Sử dụng phần mềm bán hàng sẽ giúp chủ cửa hàn quản lý chi tiêu theo từng thời điểm như ngày/tuần/tháng. Nhờ vậy, bạn sẽ nhận ra những khoản chi tiêu nào thừa thãi, không hợp lý để nhanh chóng điều chỉnh, có chính sách nới lỏng và thắt chặt tránh hao hụt vào những lần sau.

 

Trên đây là 4 loại lãng phí thường gặp trong việc kinh doanh quản lý bán hàng siêu thị, tạp hóa. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể nhận thấy những sự lãng phí trong cửa hàng của mình để có những giải pháp xóa bỏ, giảm tối đa các thiệt hại để mang đến kết quả doanh thu và lợi nhuận cao nhất có thể.

 

mail zalo facebook
0909 934 689