Tại sao các cửa hàng đặt gần nhau? Những lợi ích khi đặt cửa hàng gần đối thủ

Winmart nằm đối diện với Circle K. Pizza Hut nằm ngay cạnh Domino’s Pizza. Các ngân hàng cũng liên tiếp đặt cạnh nhau thành một chuỗi. Liệu bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao các nhà hàng, trạm xăng hay các cửa hàng đặt gần nhau để cạnh tranh? Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng từng trải qua cảm giác đi hàng chục cây số mà không thể kiếm được trạm xăng nào. Nhưng khi đến đúng một điểm thì lại có đến mấy trạm gần nhau.

cac-cua-hang-dat-gan-nhau

Cho dù nghe sẽ rất hợp lý khi các doanh nghiệp cố tình cách xa đối thủ để giảm bớt tính cạnh tranh đi. Thế nhưng trên lý thuyết kinh doanh, đó lại không phải là một lựa chọn tối ưu. Để giải thích cho vấn đề này, MasterPro sẽ phân tích 3 lý thuyết nổi tiếng: Mô hình cạnh tranh không gian của Hotelling (Hotelling’s Model of Spatial Competition), Giải pháp tối ưu xã hội (Social Optimal Solution) và Cân bằng Nash (The Nash Equilibrium). Kế tiếp, bài viết này cũng sẽ chỉ ra những lợi ích của việc đặt các cửa hàng cạnh nhau.

Nguyên nhân các cửa hàng đặt gần nhau

Mô hình cạnh tranh không gian của Hotelling

Nguyên tắc cạnh tranh không gian này được Harold Hotelling đưa ra trong bài báo “Sự ổn định trong cạnh tranh” vào năm 1929 (Eaton and Tweedle, 2011). Nguyên tắc này đã được dùng để lý giải tại sao các cửa hàng đặt gần nhau. Harold cho rằng, sản phẩm là đồng nhất nên khách hàng sẽ mua từ địa điểm thuận tiện nhất (người bán gần nhất). Ma sát của khoảng cách là tuyến tính và đẳng hướng.

cac-cua-hang-dat-gan-nhau

Để dễ hiểu hơn, Ted-Ed đã có một video giải thích mô hình này với ví dụ về 2 anh em bán kem. Họ bán cùng một loại kem, trên cùng một bờ biển dài một dặm. Cả 2 đều đồng ý đặt gian hàng cách đều nhau. Một người bán cách 0.25 dặm về phía bắc. Người còn lại bán cách 0.25 dặm về phía nam. Tất cả tạo ra cái được gọi là “tối ưu xã hội” (Social Optimal Solution). Và chỉ cần một người di chuyển cửa hàng đến điểm nửa đường thay vì cách 0.25 dặm, họ sẽ được phục vụ 0.5 dặm cộng với một nửa 0.25 dặm. Trong khi đó, người kia phục vụ 0,25 dặm + một nửa của 0,25 dặm.

Điều này chắc chắn sẽ khiến người kia đáp lại bằng cách chuyển cửa hàng của mình đến nửa bãi biển. Và dần dần, hai cửa hàng sẽ kết thúc ở vị trí trung tâm của bờ biển đó. Đây chính là mô hình cạnh tranh của Hotelling.

Xem thêm: Ngành bán lẻ truyền thống liệu có biến mất?

Giải pháp tối ưu xã hội (Social Optimal Solution)

Như đoạn trên cũng đã nhắc đến lý thuyết này để giải thích nguyên nhân các cửa hàng đặt gần nhau. Về cơ bản, nó chỉ một thỏa thuận mà cả đôi bên sẽ cùng có lợi và nhận được những lợi ích ngang nhau. Thông thường, đây sẽ là một giải pháp giành cho các doanh nghiệp nhằm tối đa lợi ích của họ. Và cũng chính vì mục đích tối đa hóa lợi ích đó, cả hai bên đều muốn chiếm ưu thế thượng phong trước đối thủ của mình. Và tất nhiên, họ hoàn toàn được phép làm như vậy. Một trong hai người sẽ tìm cách chuyển sang vị trí có lợi hơn cho họ.

cac-cua-hang-dat-gan-nhau

Cũng như ở ví dụ trên, một người sẽ di chuyển cửa hàng của mình gần trung tâm hơn để thu hút một số khách hàng của người kia. Tương tự, người kia cũng làm như vậy. Cuối cùng, cả hai cùng kết thúc ở vị trí trung tâm, đạt được điều mà các nhà lý thuyết gọi là “Cân bằng Nash”.

Xem thêm: Siêu lợi nhuận từ mô hình kinh doanh cửa hàng đồng giá

Cân bằng Nash (The Nash Equilibrium)

Lý thuyết này khá là dễ hiểu. Nó là trạng thái mà một bên chọn một phương án có lợi nhất cho họ bất chấp các lựa chọn của bên kia. Cũng theo như ví dụ trên, cả hai đều nhận thấy mình sẽ không đạt được doanh thu cao nhất nếu chỉ thay đổi vị trí cửa hàng mà không tận dụng “hàng xóm” của nhau.

cac-cua-hang-dat-gan-nhau

Chính vì vậy, khi hai cửa hàng ở gần nhau. Thay vì di chuyển cửa hàng cách xa đối thủ, họ sẽ dùng những chiến dịch Marketing, giảm giá và tạo sự khác biệt để có thể lấy được khách hàng của đối phương, nhằm tối đa lợi nhuận.

Xem thêm: Kinh doanh kính mắt – Vốn ít, lời nhiều

Những lợi ích khiến các cửa hàng đặt gần nhau

Mặc kệ những rủi ro có thể ập đến khi trực tiếp tranh đua với các đối thủ của mình, các doanh nghiệp vẫn có xu hướng giữ cửa hàng của mình gần với đối thủ bởi các nguyên nhân sau đây:

Việc đặt cửa hàng cạnh đối thủ giúp đưa ra các chiến dịch thu hút khách hàng hợp lý nhất.

Đây là một cách nhanh nhất để quan sát và cập nhật liên tục thông tin từ đối thủ. Đó có thể là giá cả, các chương trình marketing, hay sự đổi mới của sản phẩm. Để từ đó, họ học hỏi các điểm mạnh, cải thiện những điểm yếu của đối thủ và áp dụng vào chiến dịch của mình.

Chiến lược này sẽ cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng.

Khi khách hàng thấy được các biến thể của một sản phẩm thông thường, đa số họ sẽ dùng thử những sản phẩm mới đó và nhiều khi còn thay đổi ý định mua hàng ban đầu.

Xem thêm: Thị trường ngách: Giải pháp cho sự cạnh tranh khốc liệt

Tổng kết, bài viết này đã giải thích nguyên nhân các cửa hàng đặt gần nhau bằng một số những lý thuyết và ví dụ cụ thể. MasterPro cũng đưa ra những lợi ích chính mà chiến lược này mang lại. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích. Hãy quan tâm và theo dõi để chúng tôi có cơ hội mang lại cho cho các bạn nhiều kiến thức mới và thú vị hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này!

Thông tin liên hệ

Website: https://hoscocorp.vn/ || https://masterpro.com.vn/

Địa chỉ:

  • Miền Bắc: Tòa nhà Licogi 13 Tower, 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Miền Nam: 57 Bàu Cát 6, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM.

Hotline tư vấn: 1900 29 29 51 | 0909 934 689

  • Miền Bắc: 024 9999 6686
  • Miền Nam: 028 999 66866
mail zalo facebook
0909 934 689